Công dụng của Bưởi

0
2120

Bưởi là một loại cây ăn quả dễ trồng, lúc còn non có màu xanh lục cho tới khi chín có màu vàng, có múi dày, tép mọng nước, có vị ngọt hoặc chua tùy từng loại bưởi. Bài viết sau sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi bưởi có tác dụng gì?
Tên khác: Bòng – Mắc phúc (Tày) – Co Phúc (Thái) – Hữu thực
Bộ phận dùng: Lá tươi, vỏ quả khô và nước ép múi bưởi tươi.
Thu hái, chế biến: Lá tươi thu hái quanh năm
Quả thu hái vào mùa thu, gọt lấy vỏ, càng mỏng càng tốt, phơi trong râm đến khô.
Công dụng:
Lá bưởi tươi sát khuẩn dùng chữa cảm cúm
Vỏ quả khô chữa ăn uống không tiêu đầy bụng, đau bụng, ho.
Múi bưởi tươi ăn nhuận tràng, nước ép múi bưởi chữa tiêu khát (đái đường), thiếu sinh tố C
Hạt bưởi chữa đau dạ dày.
Liều dùng: Lá tươi 50 – 100g, phối hợp với các lá thơm khác
Vỏ quả khô 12 – 16g/ngày
Múi bưởi tươi 100 – 200g/ngày
Nước ép múi bưởi 100 – 200ml/ngày
Hạt bưởi 50 – 100g/ngày
BÀI THUỐC ỨNG DỤNG
Bài 1. Chữa cảm cúm, nhức đầu, sốt ho, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi.
Lá bưởi             50g      Lá hương nhu       20g
Lá sả               20g      Lá tre             20g
Tất cả cho vào nồi, lấy lá chuối bịt kín miệng nòi, đun sôi 5 phút, dùng để xông. Khi xông người bệnh cần chú ý: Rạch lá chuối từ từ cho hơi nóng bốc ra vừa phải, trùm chăn kín cho người bệnh xông trong 10 phút. Khi mồ hôi ra nhiều thì thôi, mở chăn từ từ dùng khăn mặt lau khô hết mồ hôi, tránh gió lùa và đề phòng bỏng. Không được xông khi người bệnh yếu mồ hôi ra nhiều.
Bài 2. Chữa đầy bụng  (ăn không tiêu, đau bụng)
Vỏ bưởi khô sao vàng thơm            12g
Vỏ quýt sao thơm            12g      Gừng tươi      3 lát
Sắc với 200ml nước, lấy 1000 ml, chia 2 lần uống trong ngày, uống lúc nóng

SHARE